Banner trang chủ

 

Quét mã QRCode hoặc bấm >> VÀO ĐÂY << để thông báo phát hiện bom mìn, vật nổ.

Khi phát hiện bom mìn, vật nổ

hãy gọi số 18001741

Đơn vị Cơ sở dữ liệu và Điều phối hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn tỉnh Quảng Bình

Nỗ lực khắc phục hậu quả bom mìn tỉnh Quảng Bình
152,716,325
Khu vực khẳng định nguy hiểm bom chùm (m2)
170,068,072
Tổng diện tích đất đã rà phá toàn tỉnh (m2)
13,668
Số nhiệm vụ Xử lý lưu động
60,637
Số bom mìn vật nổ đã được xử lý

1

2

3

4

5

Hậu quả chiến tranh

Quảng Bình là địa phương chịu sự tàn phá nặng nề của chiến tranh, hứng chịu nhiều bom, mìn, vật nổ và nơi đây là trọng điểm của các trận đánh quyết liệt. Chiến tranh tuy đã lùi xa, nhưng sự khốc liệt và hậu quả của nó vẫn còn đọng lại trong tâm trí bao thế hệ người dân Quảng Bình, nó đã tàn phá nặng nề môi trường sống và cướp đi sinh mạng của hàng vạn người dân.

Từ sau hòa bình lập lại (năm 1975) đến nay, Quảng Bình có 5.847 người chết và bị thương. Trong 10 năm trở lại đây, toàn tỉnh xảy ra 164 vụ tai nạn do bom mìn, vật nổ gây ra, làm chết 49 người và bị thương 115 người. Phần lớn các nạn nhân của bom mìn, vật nổ đều là lao động chính trong gia đình hoặc lứa tuổi vị thành niên hoặc thanh niên, nhiều nạn nhân tuy sống sót nhưng trở thành gánh nặng suốt đời của gia đình và xã hội. Chính quyền và nhân dân tỉnh Quảng Bình, cũng như một số tổ chức phi Chính phủ đã tiến hành hàng loạt các hoạt động thu gom, rà phá bom, mìn, vật nổ. Tuy nhiên, do thiếu các nguồn lực và trang bị nên mới chỉ dừng lại ở mức thu gom các loại bom mìn, vật nổ vương vãi trên mặt đất và rà phá ở một số nơi trọng điểm. Đến nay, cả đất đai và con người Quảng Bình vẫn tiếp tục bị ảnh hưởng nặng nề bởi bom mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh.

Sự tham gia của các tổ chức hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn tại Quảng Bình

- MAG
- KVMAP
- NPA
- PTVN
- CRS

Khảo sát dấu vết bom chùm và vật nổ còn sót lại sau chiến tranh

Thay vì xới tung từng mét đất để tìm kiếm các loại vật liệu nổ như cách làm truyền thống, Tổ chức Viện trợ nhân dân Na Uy (NPA) đã áp dụng phương pháp giải phóng đất dựa trên kết hợp khảo sát dấu vết bom chùm với rà phá hiện trường. NPA hiện có 4 đội khảo sát bom chùm, bom bi và 5 đội khảo sát phi kỹ thuật.

Phương pháp này được thực hiện trên các cơ sở khoa học và phân tích chính xác. Cụ thể, bom chùm thường được thả từ máy bay trong thời kỳ chiến tranh, mỗi quả bom mẹ thường chứa 600 - 700 quả bom con, có lúc chứa gần 2000 quả bom con. Khoảng 10% trong số bom con này không phát nổ như dự kiến và vẫn tồn tại cho đến ngày nay.

Rà phá bom mìn, trả lại màu xanh cho đất

 

 

 

Chiến lược
Các hợp phần hoạt động bom mìn
Các hợp phần hoạt động bom mìn
Hoạt động Khảo sát bao gồm Khảo sát phi kỹ thuật và Khảo sát kỹ thuật
Khảo sát
Theo định nghĩa của IMAS
Rà phá
Tai nạn bom mìn
Tai nạn & nạn nhân
Theo định nghĩa của IMAS
Giáo dục
Theo định nghĩa của IMAS
Hỗ trợ nạn nhân
Phát triển sau rà phá
Phát triển sau rà phá
Hoạt động Khảo sát bao gồm Khảo sát phi kỹ thuật và Khảo sát kỹ thuật

Theo định nghĩa của IMAS, hoạt động này là sự tập hợp và phân tích dữ liệu (không sử dụng can thiệp kỹ thuật hoặc có sử dụng những can thiệp kỹ thuật thích hợp) về sự hiện diện, chủng loại, phân bổ và môi trường xung quanh của một khu vực ô nhiễm bom mìn vật nổ, để xác định tốt hơn vị trí có sự hiện diện của ô nhiễm bom mìn vật nổ và những vị trí không ô nhiễm, nhằm hỗ trợ việc xác định ưu tiên giải phóng đất và những quy trình ra quyết định thông qua cung cấp các bằng chứng.

Xem thêm khảo sát phi kỹ thuật

Xem thêm khảo sát kỹ thuật

Theo định nghĩa của IMAS

Trong hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn, thuật ngữ “Rà phá bom mìn” nói đến những nhiệm vụ hay hoạt động nhằm đảm bảo sự gỡ bỏ và/hoặc phá hủy tất cả mối nguy hiểm từ bom mìn vật nổ sót lại sau chiến tranh trên một khu vực xác định và đến một độ sâu xác định. Bên cạnh “rà phá hiện trường cố định” với một diện tích đất, rất nhiều những hoạt động gom nhặt phá hủy lưu động (EOD) đã được thực hiện để nhanh chóng gỡ bỏ hay phá hủy bom mìn vật nổ sau chiến tranh được phát hiện trên mặt đất và do người dân địa phương báo cáo.

xem thêm

Tai nạn bom mìn
Theo định nghĩa của IMAS

Giáo dục Nguy cơ Bom mìn (EORE) là những hoạt động nhằm giảm thiểu nguy cơ thương vong do mìn và các vật nổ sót lại sau chiến tranh bằng cách nâng cao nhận thức của nam giới, phụ nữ, trẻ em tùy theo nhóm nguy cơ, vai trò và nhu cầu khác nhau của họ, và thúc đẩy thay đổi hành vi, bao gồm tuyên truyền thông tin cho cộng đồng, giáo dục và tập huấn, liên lạc cộng đồng phục vụ hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn

Xem thêm

Theo định nghĩa của IMAS

Hoạt động hỗ trợ Nạn nhân (Victims Assistance / Survivor Assistance) là tất cả sự viện trợ, hỗ trợ, cứu trợ, xoa dịu và giúp đỡ cho những nạn nhân (bao gồm cả nạn nhân bom mìn còn sống sót) nhằm mục đích giảm thiểu những ảnh hưởng tức thời và lâu dài về mặt tinh thần và thể chất của tai nạn gây ra bi kịch cho họ.

Phát triển sau rà phá

Phát triển sau rà phá đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội, được người dân cũng như chính quyền quan tâm, nâng cao hiệu quả của việc rà phá bom mìn trên một khu vực xác định. 

Câu hỏi thường gặp
Khi nhìn thấy hành động cưa, đục, chơi đùa với bom mìn, vật liệu chưa nổ chúng ta cần phải làm gì?

 Ngăn cản và báo ngay cho cơ quan chức năng nơi gần nhất.

Những loại bom mìn và vật liệu chưa nổ bé như quả ổi, quả dứa và đã bị rỉ sét do thời gian có thể?
Chúng ta phải làm gì khi trong cộng đồng có những người bị thương tật do bom mìn và vật liệu nổ gây ra?
Chúng ta cần làm gì để giảm thiểu tai nạn bom mìn và vật liệu chưa nổ gây ra?
Tai nạn bom mìn và vật liệu chưa nổ có thể để lại các hậu quả sau:
Nhà tài trợ và Đối tác
Đối tác 1
Bộ CHQS Quảng Bình
Đối tác 2
Đối tác 3
Đối tác 4
Đối tác 5
Đối tác 6
Đối tác 7
Đối tác 8
Đối tác 9